Bài viết chia sẻ góc nhìn của mình về mô hình quản lý điển hình và sự liên kết đến môi trường làm việc sáng tạo. Được đưa ra với 2 vai trò thường thấy của một tổ chức / nhóm: Người quản lý và Người thực thi.
Bản chất người quản lý là những người không có hiểu biết sâu rộng về vấn đề đang cần giải quyết, thậm chí lại là một người thực thi kém cỏi. Chính vì thế họ không rõ các chi tiết quan trọng – thứ mà người thực thi quan tâm và trực tiếp tác động tới.
Người quản lý làm việc dựa trên các tiêu chuẩn quản lý được đặt ra, bởi người có chuyên môn hoặc không có chuyên môn thì không quan trọng. Người quản lý sẽ áp dụng các tiêu chí đó và yêu cầu từ người thực thi.
Còn có một vai trò đó là người quản lý của các quản lý. Nên chúng ta thấy rằng có rất nhiều bộ phận sẽ tham gia vào một hiện thực nào đó trong xã hội.
Người quản lý sẽ không quan tâm đến đổi mới, trừ khi nó đã được công nhận ở đâu đó. Họ sẽ không cho phép người thực thi đi quá các giới hạn mà họ không biết, bởi chính người quản lý cũng bị các quản lý cấp cao hơn làm điều tương tự.
Chúng ta hình dung được sự thay đổi sẽ diễn ra rất chậm, thậm chí không xảy ra với một cấu trúc phức tạp và ảnh hưởng lẫn nhau như vậy. Nó giữ cho xã hội ổn định.
Câu hỏi đặt ra cho một tổ chức đó là chúng ta có cần sự ổn định mãi hay không? Cách chấp nhận rủi ro và đổi mới để có thể vượt trội hơn là như thế nào?
Các mối quan hệ này xảy ra và trùng lặp trong rất nhiều công việc:
– Khách hàng và Người cung cấp
– Nhà đầu tư và Doanh nghiệp
– Chủ công ty và Nhân viên
– vân vân
Có một vai trò đặc biệt quan trọng ngày nay đó là Người giao tiếp. Họ có khả năng hiểu được cả hai bên hiểu gì và không hiểu gì. Họ là người có hiểu biết lớn hơn cả hai bên và có một sự linh hoạt cao cùng góc nhìn khách quan hơn. Cả người thực thi lẫn người quản lý thường chỉ muốn làm việc họ mong muốn.
Lý do tại sao có những nghề nghiệp với bản chất là Người giao tiếp được trả lương rất cao:
– Kỹ sư cầu nối: Brigde engineer
– Giao tiếp: Comtor
– Bán hàng: Seller, Sales
– Môi giới: Broker
Và tất nhiên người có kỹ năng giao tiếp cao, thấu hiểu được nhiều vai trò trong xã hội cũng sẽ là người thành công, kể cả khi là Người thực thi chuyên môn hay Người quản lý.
Chúng ta thường nhầm lẫn việc giao tiếp là dùng lời nói, sự khéo léo hay là kỹ năng mềm, sử dụng cảm xúc, … Bản chất vẫn là phải đến từ sự hiểu biết, kiến thức được xây dựng bằng khả năng học hỏi để có thể giải quyết được vấn đề trên nhiều góc nhìn.
Câu hỏi đặt ra cho một tổ chức: chúng ta có cần sự ổn định mãi hay không? Cách chấp nhận rủi ro và đổi mới để có thể vượt trội hơn là gì?